1. NƯỚC LÀ THÀNH PHẦN CHỦ YẾU TRONG CƠ THỂ
- Người trưởng thành khoảng 70% cơ thể là nước
- Người già khoảng 65% cơ thể là nước
- Trẻ em khoảng 75% cơ thể là nước
- Não có 85% là nước
2. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VỚI SỨC KHOẺ
- Giúp duy trì huyết áp và nhịp tim bình thường
- Giúp cơ thể cung cấp oxy, chất dinh dưỡng nuôi tế bào
- Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cần thiết cho cơ thể
- Giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Bảo vệ khớp xương, làm trơn các khớp, hạn chế thoái hoá khớp
- Loại bỏ các độc tố, chất thừa ra khỏi cơ thể
- Giảm bớt căng thẳng, giảm đau đầu, giảm stress, xua tan mệt mỏi
- Dưỡng ẩm cho da, hạn chế các bệnh về da, giảm dị ứng da
- Điều hoà thân nhiệt
- Làm ẩm các hốc tự nhiên (tai, mũi họng, mắt...)
- Bảo vệ các cơ quan quan trọng
3. TÁC HẠI CỦA VIỆC THIẾU NƯỚC
- Thiếu nước nhiều có thể gây tụt huyết áp, truỵ tim mạch
- Gây đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ
- Giảm hấp thu chuyển hoá dinh dưỡng
- Gây thiếu oxy tổ chức
- Khô khớp, thoái hoá khớp
- Tích tụ độc tố, sỏi thận, táo bón
- Không giảm được cân, không tăng được cân
- Da xấu, khô, lão hoá nhanh. Tóc, móng khô, xơ, dễ gãy, rụng...
4. TÁC HẠI CỦA VIỆC THỪA NƯỚC
- Gây mệt mỏi, đau đầu, choáng váng
- Gây tăng huyết áp, suy tim
- Gây phù phổi, ứ dịch phổi
- Gây phù nề ngoại vi
- Ngộ độc tế bào
Đủ nước là đủ nước cho tế bào của cơ thể.
Nếu khát nước mới uống cũng giống như cây héo rồi mới tưới. Lúc cơ thể khát nước, tế bào đã thiếu nước.
Bạn uống nhiều nước mà uống không đúng cách, cơ thể bạn vẫn thiếu nước (vì thận sẽ nhanh chóng đào thải).
Cách uống nước đúng là uống từ từ, chậm rãi, chia thành nhiều lần trong ngày.
5. UỐNG NƯỚC THẾ NÀO?
- Uống khi chưa khát. Lượng nước gợi ý nên khoảng 0,4 lít/10 kg trọng lượng/24 giờ (bao gồm nước trong thức ăn).
- Chia lượng nước ra uống nhiều lần trong ngày, uống từ từ.
- Giảm lượng nước ở một số các đối tượng: người cao huyết áp, suy thận, suy tim, người bị bệnh phổi tắc nghẽn... theo lời khuyên của các bác sỹ.